Phương pháp chống thấm Sika Latex đúng kỹ thuật hiệu quả cao mọi người nên tham khảo

Nhắc đến chống thấm thì không ai không biết phương pháp chống thấm bằng Sika Latex/TH – một trong những phụ gia của Sika, thương hiệu Top đứng đầu tại thị trường Việt Nam về chất lượng, sử dụng đa năng mang lại hiệu quả cao trong thực tế. Tuy nhiên để chống thấm bằng Sika Latex/TH một cách hiệu quả và đúng kỹ thuật thì Bạn cần phải thi công một cách khéo léo và tỉ mỉ, thực hiện đúng theo quy trình mà nhà sản xuất đã đưa ra. Hãy cùng Sika Tuấn An tìm hiểu về quy trình chống thấm sika đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất hiện nay.

Tìm hiểu Sika Latex TH 

Sika Latex TH chính là nhũ tương cao su tổng hợp gốc Butadien cải tiến dùng trộn với xi măng vữa xi măng cát để gia tăng tính kết nối và tăng khả năng chống thấm. Nếu thiếu nó thì quá trình chống thấm sẽ kéo dài và cũng mất nhiều thời gian hơn. Trên thực tế sika latex hay sika th được chúng ta sử dụng trộn với xi-măng hoặc xi măng-cát để chống thấm đơn thuần mà không biết rằng ngoài công tác đó ra, sản phẩm còn nhiều tính năng cao cấp khác.

Dưới đây chính là một số ưu điểm của Sika Latex TH

  • Kết dính tuyệt hảo, giảm co ngót, tăng tính đàn hồi và chống thấm tuyệt hảo.
  • Tăng tính kháng mòn hóa chất, cải thiện tính đàn hồi và chống lại việc hình thành các vết nứt khi bề mặt khô nhanh.
  • Thích hợp cho các lớp vữa xi măng tiếp xúc với nước uống. Lớp vữa cán sàn có cường độ cao.

Ứng dụng thực tế của Sika Latex TH

Phụ gia chống thấm Sika Latex TH có ưu điểm lớn không độc hại, không chuyển lại thành dạng nhũ tương ngay cả trong những điều kiện có tính kiềm cao. Sử dụng nhiều mục đích trong công trình, phụ gia dùng làm vữa sữa chữa trộn tại công trường với xi -măng + cát để xử lý khuyết tật, vết nứt, dăm vá bề mặt vữa xây trát, bê tông, khối xây.

Dùng cho vữa trám và dặm vá ở những nơi cần lớp hoàn thiện mỏng.
Hoàn thiện bề mặt nền sàn phẳng nhẵn để tiến hành những công tác kế tiếp như thi công vữa tự san, sơn epoxy, poly urethane
Chất kết dính cho lớp vữa trát cũ và mới, cho các lớp phủ sàn kháng mài mòn.
Dẻo nên tăng tính thi công, nâng cao khả năng chống thấm của lớp vữa tô trát tường, cán nền sàn

Chống thấm Sika Latex TH đúng kỹ thuật

Luôn thi công lớp hồ dầu kết nối sika latex trên bề mặt, chờ khô se mặt mới tiến hành thi công lớp vữa chống thấm xi măng – cát trộn sika Latex theo tỉ lệ được khuyến cáo ghi trên nhãn bao bì sản phẩm

Để có được lớp chống thấm chất lượng tốt bền với thời gian lâu dài cần phải tuân thủ theo đúng quy trình chống thấm bằng Sika Latex TH đúng kỹ thuật như sau:

Bước 1: Nên chuẩn bị bề mặt thi công
Khi bề mặt bê tông phải được làm khi không có bụi bẩn bám dính trên đó. Bề mặt được làm bằng phẳng loại bỏ các vị trí khuyết tật. Xử lý hút bụi bằng máy hút bụi để sạch nhất có thể. Phun nước lên bề mặt để bề mặt được hút nước cho đến khi đặt được tình trạng bão hòa. Chú ý không cung cấp quá nhiều nước khiến cho bề mặt bị hiện tượng đọng ứ, không thể tiếp tục thi công.

Bước 2: Tiến hành thi công

1.Thi công Hồ dầu kết nối sika latex

  • Phải tạo hỗn hợp trộn các nguyên liệu Latex : Nước : Xi măng theo tỉ lệ 1 lít : 1 lít : 4 Kg. Sau khi trộn sẽ tạo ra hồ dầu kết nối.
  • Phần hồ dầu này dùng sử dụng cho bề mặt khoảng 4 m2.Không bao giờ dùng hỗn hợp Sika Latex TH với nước làm chất kết nối mà không thêm xi măng.
  • Sử dụng chổi quét che phủ đều lên bề mặt cần chống thấm.

2.Thi công Vữa sữa chữa cán sàn sika Latex chống thấm

  • Khi đó đợi lớp kết nối đầu tiên khô, tiến hành thi công vữa chống thấm xi măng cát có sika latex.
  • Tỉ lệ trộn: Xi măng: cát = 1 : 2.5 và chỉnh độ sệt để thi công bằng hỗ hợp Sika Latex TH (pha Sika Latex TH: nước = 1:3).Thi công lớp vữa chống thấm ngay sau khi lớp hồ dầu kết nối còn ướt.
  • Nếu thi công nhiều lớp thì phải thi công lớp trước nó còn ướt
  • Trong trường hợp sử dụng cho kết cấu luôn luôn ướt (bể bơi…) phải để lớp vữa Latex TH khô 1 tuần trước khi đưa kết cấu vào sử dụng hoặc cho kết cấu ngập trong nước vĩnh viễn.

Bước 3: Nghiệm thu công trình
Sau khi cả lớp chống thấm đều khô thì tiến hành phun nước và ngâm trong khoảng 24 tiếng để đánh giá khả năng chống thấm. Nếu bề mặt vẫn có hiện tượng thấm nước thì tiếp tục thực hiện lại bước 2 để xử lý triệt để, hoàn thiện gia đoạn chống thấm.

Bình luận trên Facebook