32 lượt xem
Sàn mái là một trong những hạng mục cần được lưu tâm nhất khi bước vào công tác hoàn thiện bề mặt, vì là phần diện tích chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết bên ngoài, nên nó rất dễ phát sinh vấn đề nếu như làm chống thấm không đúng cách. Với vai trò là một đơn vị thi công chống thấm lâu năm, Công ty Tuấn An sẽ chia sẻ 4 công việc quan trọng nhất cần làm trước khi tiến hành thi công chống thấm mái, cùng tham khảo ngay nhé.
Trong thi công chống thấm tại Vinh, để lớp chống thấm bám dính tốt với các bề mặt đặc chắc, cần làm sạch bề mặt, loại bỏ các mảng vữa xi măng bám trên bề mặt. Sử dụng máy đục loại bỏ hết mảng vữa, sau đó láy máy mài chà lại để đảm bảo bề mặt được làm sạch tới lớp bê tông. Mặc dù thao tác này mất khá nhiều công sức nhưng đem lại hiệu quả lâu dài cho các hạng mục.
Trên các sàn mái đổ bê tông, thường có các đầu ti sắt chồi lên trên sử dụng để chống khi ghép cốp pha. Những điểm này nếu xử lý không đúng cách sẽ gây nguy cơ thấm dột cao cho công trình. Với nhiều người sẽ chọn cách cắt đầu ti sắt là xong. Tuy nhiên để xử lý triệt để, chúng ta cần phải đục thật sâu xuống đất, cắt đầu ti sắt xuống sâu lớp dưới lớp bê tông rồi đổ vữa tự chảy không co ngót để bù lại kết cấu.
Việc xử lý như trên sẽ mang lại 2 tác dụng đồng thời, đó chính là vừa vảo vệ thanh thép tránh bị gỉ sét, oxy hóa và vừa có tác dụng chống thấm triệt để.
Sau khi đổ vữa tự chảy, đầu thép phải được ngập cách bề mặt ít nhất là 2 đến 3cm để mang lại hiệu quả cao.
Thông thường, trên mái sẽ có một vài đường ống thoát nước đi xuyên qua sàn bê tông, các ống này được đưa lên bằng khoan rút lõi hoặc được đặt trực tiếp khi đổ bê tông mái. Tuy nhiên dù sử dụng theo phươn pháp nào thì chúng ta cũng cần xử lý lại toàn bộ bởi đây là nơi dễ thấm nhất. Nếu chỉ đắp lại bằng vữa xi măng thông thường sẽ tiềm ẩn nguy cơ thấm dột nghiêm trọng sau một thời gian sử dụng.
Chính vì vậy, để đổ bù vào cổ ống, nên sử dụng vữa tự chảy không co ngót, tuy nhiên vật liệu này ở dạng lỏng sệt nên cần thực hiện ghép cốp pha thật kín trước khi đổ.
Chân tường là vị trí tiếp xúc giữa kết cấu tường xây xung quanh viền mái hoặc xung quanh vách giếng trời và kết cấu nền bê tông do đó những vị trí này cần được gia cố chắc chắn, dán lưới chống nứt khi thi công chống thấm mái. Chính vì vậy, để đảm bảo chúng ta cần sử dụng các loại vữa sửa chữa cường độ cao hoặc vữa có pha phụ gia kết nối để trám vát tại các vị trí này.
Sau khi hoàn thành công việc này, mạch ngừng chân tường sẽ được gia cố chắc chắn hơn, công việc dán lưới sẽ trở nên dễ dàng hơn, tuy nhiên cần lưu ý không nên trám liwps vữa ở mức quá dày có thể sẽ ảnh hưởng đến công tác ốp lát sau này, hoặc nếu quá mỏng sẽ không đủ cường độ cần thiết.
>>> Thi công chống thấm mái bằng Sikalastic 590
Như vậy trên đây là 4 thao tác quan trọng, cần làm trước khi thi công chống thấm mái để hạng mục đảm bảo công năng sử dụng trong một thời gian dài.
Là một đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thi công chống thấm tại Vinh, Nghệ An, Công ty Tuấn An hiểu rằng mọi công trình khi thi công luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, đặc biệt rất cần đến tay nghề thợ dày dặn kinh nghiệm.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thi công chống thấm của Công ty Tuấn An, liên hệ ngay hotline 0975.433.418 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tận tình nhất nhé.
CÔNG TY TNHH HOÁ CHẤT VÀ VLXD TUẤN AN
VPGD: Số 49 Trần Hưng Đạo – TP Vinh – Nghệ An
CN: Số 91 Trường Chinh – TP Vinh – Nghệ An
ĐT: 0975 433 418 – 0904 651 718
EMAIL: hcxdtuanan@gmail.com
Bình luận trên Facebook