147 lượt xem
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội trong chống thấm, chống nhiệt….màng khò nóng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục thi công chống thấm tại Nghệ An hiện nay. Thế nhưng liệu có mấy ai biết đến quy trình thi công chống thấm bằng màng khò nóng? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Sika Tuấn An nhé.
Để đảm bảo công trình chống thấm đạt hiệu quả cao, cần thực hiện đúng theo quy trình dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, đá, dầu mỡ bám dính trên bề mặt bằng chổi, cọ hay máy thổi. Đục bỏ phần thừa hoặc trám lại các vết lõm trên bề mặt đảm bảo cho bề mặt có được độ bằng phẳng nhất định.
Bước 2: Đo, cắt màng chống thấm
Sau khi bề mặt vệ sinh xong, tiến hành đo bề mặt kết cấu, trải màng chống thấm, đo và cắt.
Quá trình đo cắt cần đảm bảo các mép nối chồng lần lên nhau khoảng 50mm đến 60mm. Đối với các chân tường xung quanh hu vực chống thấm cần được cắt dán màng lên cao khoảng từ 200-250mm. Còn tại khu vực xung yếu như ở góc tường, cổ ống xả, ống thoát…. Cần có thêm các miếng màng giá cố để đảm bảo chắc chắn hơn.
Bước 3: Sơn lót bề mặt
Thưc hiện quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn một lớp mỏng nhằm mục đích để tăng cường độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.
Bước 4: Khò màng
Sử dụng đèn khò gas, khò phần dưới của màng cho đến khi bề mặt bitum có độ nóng và bắt đầu chảy mềm. Đó chính là thời điểm màng khó đạt khả năng bám dính tốt nhất để thi công dán.
Lưu ý: không nên khò quá nóng sẽ làm màng khò bị nóng chảy hoặc thủng màng.
Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi khò dán, giữ cho bề mặt khò của màng úp xuống dưới, sau đó đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
Dùng đèn khò nóng bề mặt bê tông, bề mặt màng chống thấm để làm cho chất bitum trên bề mặt màng tan chảy và dính vào bề mặt kết cấu đã được thực hiện vệ sinh.
Để có được một bề mặt hoàn thiện và không bị bọt khí, cần sử dụng lực cơ học ép phần màng ở khu vực đã khò.
Khi dán cần điều chỉnh lửa đèn khò sao cho phù hợp, đủ để làm tan hợp chất bitum trên bề mặt màng, không được sử dụng lửa quá lớn nhất là đối với các khu vực gần đường ống, hộp kỹ thuật, đường điện…
Bước 5: Chồng mép, hàn kín và gia cường
Tại các vị trí chồng lấn, sử dụng đèn khò đốt nóng chảy mép màng, sau đó sử dụng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp. Thực hiện thi công từ vị trí thấp đến vị trí cao.
Đối với các vị trí yếu như góc tường, khe co giãn, cổ ống cần hàn gia cố thêm nhiều lớp màng.
>>> Xem thêm: Ưu nhược điểm của màng khò nóng – Phương pháp thi công chống thấm tại Vinh
Trên đây là toàn bộ quy trình thi công chống thấm tại Nghệ An sử dụng màng khò nóng, để đảm bảo công trình chống thấm tốt, an toàn, hiệu quả, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn đơn vị uy tín chuyên nghiệp để thi công cho công trình của mình.
Nếu bạn tin tưởng Sika Tuấn An, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0975.433.418 để được tư vấn, hỗ trợ. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng và thi công chống thấm tại Nghệ An, Tuấn An chắc chắn sẽ mang đến cho quý khách chất lượng dịch vụ hơn cả sự mong đợi.
CÔNG TY TNHH HOÁ CHẤT VÀ VLXD TUẤN AN
VPGD: Số 49 Trần Hưng Đạo – TP Vinh – Nghệ An
CN: Số 91 Trường Chinh – TP Vinh – Nghệ An
ĐT: 0975 433 418 – 0904 651 718
EMAIL: hcxdtuanan@gmail.com
Bình luận trên Facebook