60 lượt xem
Từ lâu, vấn đề thấm dột luôn là đề tài được quan tâm hàng đầu của các chủ nhà hoặc chủ đầu tư cho công trình của mình. Thi công chống thấm tại Vinh cần được thực hiện ngay từ ban đầu sau khi hoàn thiện phần bê tông chính là thời điểm thích hợp nhất để chống thấm. Tránh trường hợp thấm rồi mới chống sẽ không mang lại hiệu quả triệt để và tốn kém nhiều chi phí.
Thấu hiểu được nhu cầu cần chống thấm sau khi hoàn thiện phần bê tông của các nhà thầu, chủ công trình, Công ty TNHH Hoá Chất và VLXD Tuấn An xin chia sẻ các bước thi công chống thấm tại Vinh sau khi hoàn thiện phần bê tông để mọi người cùng nắm rõ.
Trước hết cần phải xét đến hạng mục chống thấm dưới đất là những hạng mục nào, nó nằm ở vị trí nào trong ngôi nhà? Đối với những phần cần được chống thấm nếu nằm dưới lòng đất cần phải tăng cường phụ gia chống thấm ngay khi đổ bê tông, bởi việc chống thấm ngược là công việc tương đối khó, không chắc chắn mang lại hiệu quả cao, và tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên vẫn có thể bỏ qua bước tặng phụ gia chống thấm vào bê tông trong trường hợp khu đất ở vị trí khô ráo lớp bê tông có đủ độ dày và không bị phồng rộp.
Sau khi hoàn thành lớp bê tông cần tiến hành chống thấm trực tiếp lên bê tông để đạt hiệu quả chống thấm cao. Loại vật liệu nên dùng là chống thấm gốc xi măng. Sau khi chống thấm bằng vật liệu này, bạn có thể cán vữa bảo vệ và chống thấm thêm bằng loại chống thấm có màu để đảm bảo tính thẩm mỹ. Loại vật liệu bên trên có thể là Epoxy hoặc gạch, đá,… tùy theo từng hạng mục mà có thể linh động sử dụng sao cho phù hợp.
Các hạng mục thường xuyên tiếp xúc và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết phải kể đến như sàn mái sân thượng, ban công, sê nô… Đối với các hạng mục này, qua thời gian sẽ có những tác động re nứt li ti gây ra tình trạng thấm dột cho công trình. Công tác chống thấm hạng mục này tuy dễ thực hiện nhưng bởi chịu sự tác động lớn của yếu tố thời tiết nên trong quá trình thi công chống thấm tại Vinh cần được chú trọng. Với những hạng mục này có cũng được chống thấm bằng các loại vật liệu gốc xi măng trực tiếp lên bê tông, sau đó cán vữa bảo vệ và thực hiện ốp lát tạo bề mặt để đi lại hoặc lợp thêm một lớp bảo vệ phía trên.
Nhà vệ sinh là khu vực có diện tích nhỏ, độ ẩm cao nên khi thi công chống thấm tại Vinh sẽ có nhưng khác biệt so với các hạng mục trên. Vì có diện tích nhỏ, luôn giữ ẩm nên nhà vệ sinh thường không cần loại gia cường chống rạn nứt toàn bộ sàn mà chỉ cần chú ý đặc biệt đến các góc và chân tường. Tuy nhiên trên thực tế, nhà vệ sinh hiện nay sử dụng nước nóng lạnh nên các cổ ống xuyên sàn thường xuyên bị co giãn theo nhiệt độ của nước, đó cũng chính là nguyên nhân gây thấm tại vị trí này. Do đó nhà vệ sinh cần chú ý đến cổ ống xuyên sàn.
Lưu ý: Lớp chống thấm trên chỉ có tác dụng tạo màng chống thấm và không có khả năng chịu lực, chịu tia UV nên cần phải cán vữa xi măng để phủ lên trên làm lớp bảo vệ. Sau khi cán vữa, bạn có thể dùng một số cách sau:
===> Xem thêm:
Như vậy, trên đây là toàn bộ những lưu ý trong thi công chống thấm tại Vinh sau khi hoàn tiện phần bê tông. Nếu quý khách hàng có thắc mắc cần được giải đáp về các hạng mục thi công chống thấm cho công trình, xin vui lòng liên hệ Công ty TNHH Hoá Chất và VLXD Tuấn An để được tư vấn và hỗ trợ.
Bình luận trên Facebook