Xử lý mạch ngừng bê tông trong thi công chống thấm tại Nghệ An

Mạch ngừng xuất hiện trong các kết cấu bê tông cốt thép là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt đối với các công trình tầng hầm, đê đập, hồ bơi, bể chứa, hố thang máy….sẽ luôn có sự xuất hiện của mạch ngừng. Để thi công chống thấm hiệu quả cho các công trình này, trước hết đội thợ thi công cần thực hiện xử lý mạch ngừng. Liệu bạn có biết tại sao lại có mạch ngừng và cách xử lý mạch ngừng hiệu quả chưa? Cùng tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Mạch ngừng là gì?

Trong quá trình thi công xây dựng công trình, có những vị trí bị gián đoạn kỹ thuật trong một số trường hợp bất khả kháng không thể đảm bảo việc đúc bê tông một cách liên tục. Vị trí này được gọi là mạch ngừng. Mạch ngừng trong các kết cấu bê tông cốt thép là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, trong quá trình thi công chống thấm công trình, các đơn vị thi công cũng sẽ tìm biện pháp để xử lý mạch ngừng.

Xử lý mạch ngừng bê tông trong thi công chống thấm tại Nghệ An
Mạch ngừng là gì?

Tại sao lại có mạch ngừng?

Nếu tìm hiểu về lĩnh vực xây dựng, chắc hẳn bạn cũng biết rằng đây là một lĩnh vực đặc thù. Trongmột số hạng mục, do điều kiện mặt bằng không cho phép, điều kiện thời tiết khó khăn hoặc kết cấu công trình quá lớn… nên sẽ rất khó thực hiện thi công liền khối mà phải có mạch ngừng thi công.

Xử lý mạch ngừng bê tông trong thi công chống thấm tại Nghệ An
Tại sao lại có mạch ngừng?

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên mạch ngừng như sau:

  • Chi phí quá lớn khi thi công toàn khối, dẫn đến kinh tế không khả thi.
  • Thời tiết bất lợi trong quá trình thi công.
  • Kết cấu phức tạp, thi công gặp trở ngại, khó khăn.
  • Trong quá trình thi công sử dụng máy cắt để cắt tạo ra khe co giãn nhiệt cho các kết cấu quá lớn.

Mạch ngừng ảnh hưởng đến công trình như thế nào?

Việc xuất hiện mạch ngừng trong các hạng mục công trình có mức độ ảnh hưởng như sau:

  • Làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu bê tông cốt thép đặc biẹt là mô-men uốn và lực cắt.
  • Làm giảm khả năng chống thấm của kết cấu bê tông, bởi mạch ngừng là vị trí dễ bị thấm nước đồng thời các chất hoá học dễ xâm nhập gây ăn mòn cốt thép, bê tông.
  • Làm giảm thẩm mỹ của kết cấu bê tông cốt thép.

Xử lý mạch ngừng trong thi công chống thấm bằng Sika Waterbar V20

Với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực xây dựng, để xử lý mạch ngầm có rất nhiều cách. Thế nhưng một trong những cách được ứng dụng rất nhiều và mang lại hiệu quả cao chính là chống thấm mạch ngừng bằng Sika Waterbar V20. Quy trình thực hiện như sau:

Xử lý mạch ngừng bê tông trong thi công chống thấm tại Nghệ An
Xử lý mạch ngừng trong thi công chống thấm bằng Sika Waterbar V20

Bước 1: Định vị vào ván khuôn

Ở bước này, đội thợ thi công cần đặt Sika Waterbar V20 vào ván khuôn cho phép, 1 nửa sẽ nhô ra ngoài, còn 1 nửa sẽ nằm vào trong bê tông.

Bước 2: Tiến hành gắn vào cốt thép

Trên Sika Waterbar V20 có những lỗ nhỏ, các lỗ này có công dụng cố định Sika Waterbar® V-20 vào cốt thép bằng các dây kim loại. Việc cố định sẽ bảo đảm Sika Waterbar V20 không bị dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông.

Bước 3: Thực hiện đổ bê tông giai đoạn đầu

Tiến hành đổ bê tông giai đoạn đầu khi Sika Waterbar V20 nằm sâu bên trong bê tông. Cần đầm kỹ để bê tông không bị rỗ tổ ong. Bên cạnh đó, cần đảm bảo bê tông không được quá dẻo, qua cứng hay các cốt liệu thành phần cỡ hạt thích hợp.

Không nên đổ bê tông một cách ồ ạt tại các vị trí gần với Sika Waterbar V20 bởi áp lực của bê tông có thể sẽ khiến Sika Waterbar V20 bị sập. Để tránh xảy ra tình trạng này thì áp lực bê tông ở 2 phía Sika Sika Waterbar V20 của phải đảm bảo tương đương nhau.

Bước 4: Đổ bê tông giai đoạn hai

Ở giai đoạn 2 này, quá trình đổ bê tông sẽ thực hiện tương tự như giai đoạn đầu. Tuy nhiên có một số lưu ý sau:

  • Khi tháo dỡ khuôn xung quanh Sika Waterbar V20 cần thực hiện cẩn thận.
  • Kiểm tra để đảm bảo Sika Waterbar V20 không bị rỗ tổ ong ở điểm dừng. Nếu có xảy ra hiện tượng rỗ tổ ong, cần sửa chữa lại.
  • Làm sạch các vết bê tông bị vương vãi trước đó.

Bước 5: Hàn nối

  • Tiến hành đốt nóng cùng lúc hai đầu mối hàn bằng hai mặt của dao hàn điện cho đến khi PVC chảy đều.
  • Ghép hai đầu mối nối với nhau bằng giao hàn, tiếp tục giữ chặt mối nối cho đến khi nguội và rắn chắc lại.
  • Sau khi mối nối nguội, cần kiểm ra các chỗ hàn xem có bị hở ra không, nếu có hở, cần tiếp tục hàn lại.
  • Cần đảm bảo vết cắt bằng phẳng, đủ độ nóng. Nếu không có thể nó sẽ bị hư hỏng.

=> Xem thêm: Thi công chống thấm mạch ngừng bể bơi tại Tân Kỳ với Sika Waterbar V20

Trên đây là toàn bộ thông tin về xử lý mạch ngừng trong thi công chống thấm các hạng mục công trình đã được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Để được tư vấn kĩ hơn về thi công chống thấm các hạng mục và vật liệu phù hợp cho từng hạng mục, vui lòng liên hệ Công ty TNHH Hoá Chất & VLXD Tuấn An để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

CÔNG TY TNHH HOÁ CHẤT VÀ VLXD TUẤN AN

VPGD: Số 49 Trần Hưng Đạo – TP Vinh – Nghệ An

CN: Số 91 Trường Chinh – TP Vinh – Nghệ An

ĐT: 0975.433.418 – 0904.651.718 – 0398.078.589

EMAIL: hcxdtuanan@gmail.com

Bình luận trên Facebook